Friday, 29 Mar 2024
Kiến thức tài chính

Nợ ngập đầu phải làm sao? Cách giải quyết khi vỡ nợ, nợ quá nhiều

Khi cảm thấy quá bế tắc, người ta mới phải tìm lời giải cho nợ ngập đầu phải làm sao. Mặc dù nhiều người thú nhận là khi hỏi như vậy cũng không quá hi vọng sẽ có được giải pháp hoàn toàn giúp mình nhanh chóng thoát nợ, nhưng những mẹo mà appfinance.vn chia sẻ dưới đây thì sẽ phần nào giúp bạn có hướng đi tích cực hơn.

Những nguyên nhân dễ khiến nợ ngập đầu

Nợ nần là điều không ai muốn nó xảy ra mới mình và người thân. Nhưng nếu bạn rơi vào những trường hợp sau thì nguy cơ sống trong cảnh nợ nần là có thể.

Không có khoản phụ thu nào ngoài lương chính

Nếu công việc cố định của bạn mang đến mức lương rất cao và ổn định thì không nói. Ngược lại, mức lương chỉ vừa đủ sống thì không thể giải quyết khi có chuyện xảy ra. Chẳng hạn như có một khoản nợ thì bạn làm sao thanh toán được? Như vậy sẽ dẫn đến nợ kéo theo nợ, nợ chồng chất không có lối thoát. Tình trạng tuyệt vọng vì nợ nần cũng không còn hiếm vì các lý do tương tự.

Không kiểm soát được số tiền mình có

Điều này rất dễ khiến chúng ta rơi vào cảnh nợ nần. Bởi nếu không biết được số tiền của mình đã “đi về đâu” thì lúc hết tiền bạn cũng không nhận thấy vấn đề. Thế là túng quẫn, rồi vay mượn và mắc nợ, khó có khả năng trả hết. Hoặc bạn không phải thiếu tiền nhưng vẫn bị thâm hụt ngân sách chi tiêu. Vậy thì bạn đang gặp vấn đề với tài chính bản thân rồi.

Chi tiêu kiểu vung tay quá trán

Việc không lượng sức mình mà vô tư tiêu xài sẽ khiến hầu bao sớm rỗng tuếch. Những lý do chi tiêu có thể là:

  • Ở nhà sang, xe chảnh nhưng không xem lại khả năng chi trả
  • Dùng điện nước quá nhiều, mua các gói bảo hiểm cao cấp
  • Ăn uống phung phí, mua sắm quá tay, còn tiền là tiêu cho hết
  • Đăng ký những gói dịch vụ thanh toán định kỳ gói cao cấp

Thắt chặt chi tiêu bằng cách dùng đồ cũ nhưng còn tốt, ở nhà không cần quá sang trọng, mua sắm vừa đủ dùng,… thì bạn sẽ hạn chế được nguy cơ mắc nợ nhiều.

nguyen-nhan-no-ngap-dau
Không nên tiêu xài quá tay vì dễ khiến nợ nần kéo đến

Thất nghiệp, vay mượn nhiều nơi

Nguồn thu nhập bị cắt khi bạn thất nghiệp. Cộng thêm với việc không có nguồn tiền dự trữ khiến bạn lâm vào cảnh nợ nần. Vay mượn nhiều nơi, nhiều người mà thất nghiệp thì kéo dài không biết khi nào có tiền để trả. Mà trong thời gian thất nghiệp, mọi thứ chi phí đều đáng sợ. Chẳng hạn như khoản chi tiêu cá nhân hàng ngày, gia đình, người thân mời đám đình, gặp gỡ bạn bè,… Mọi thứ đều là áp lực nặng nề khiến bạn bị rối trí.

Bệnh tật hoặc các rủi ro khác

Những căn bệnh hiểm nghèo hay rủi ro mà thì chi phí bỏ ra không hề đơn giản. Nhất là khi không có sự hỗ trợ của các công ty bảo hiểm thì càng căng. Đặc biệt ở Việt Nam mọi người đa số không có thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đến khi có bệnh thì điều trị phức tạp, tốn thời gian và tốn rất nhiều tiền. Các rủi ro như tai nạn hay bị cướp, trộm, lừa đảo,… cũng khiến nạn nhân túng thiếu và rơi vào cảnh nợ nần.

Cờ bạc, cá độ

Những hình thức cá cược dù lớn hay nhỏ đều là hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng đối với một số người, đặc biệt là người đang khó khăn, thì chúng lại là giải pháp mà họ cho rằng sẽ nhanh chóng giúp họ giải quyết vấn đề. Tuy nhiên chúng ta đều hiểu rằng cờ bạc, cá độ chẳng làm ai giàu lên bao giờ. Chúng chỉ khiến bạn ngày càng lún sâu vào nợ nần chồng chất, ngập đầu mà thôi.

Vay nặng lãi

Khi vừa có những vấn đề chưa đáng kể về tình trạng túng thiếu, nhiều người đã vội tìm đến các tổ chức cho vay nặng lãi. Nguyên nhân có thể do thủ tục bên đó đơn giản, yêu cầu dễ đáp ứng, ai cũng vay được. Nhưng tiêu hết khoản tiền vay rồi bạn vẫn loay hoay tìm phương cách trả nợ, thì bên cho vay đã bắt đầu đòi tiền. Lãi mẹ đẻ lãi con, những con số đáng sợ sẽ khiến con nợ hoang mang, khổ sở.

Về các trường hợp này, việc cấp bách là phải nắm lấy những phương pháp giải quyết nhanh nợ nần.

Nợ ngập đầu phải làm sao?

Cách thoát nợ nhanh nhất

Lâm vào cảnh túng thiếu, nợ nần, các chủ nợ là tổ chức tín dụng hoặc người thân ngày đêm kêu réo,… Chúng khiến cho cuộc sống của con nợ rơi vào bế tắc, thậm chí nghĩ đến việc tự tử.

no-ngap-dau-phai-lam-sao
Nợ ngập đầu phải làm sao?

Nhưng bạn cứ bình tĩnh, vượt qua khó khăn lúc nợ nần bằng một số cách sau đây:

  • Ổn định tinh thần là điều cần thiết đầu tiên, hãy nghĩ đến cách trả nợ chứ không phải từ bỏ trách nhiệm hoặc tìm đến cái chết
  • Làm thêm một công việc nào đó để có khoản thu phụ ngoài mức lương chính. Vì lương của bạn không đủ cho việc trả nợ.
  • Thỏa thuận với chủ nợ, vỡ nợ xin được trả dần để thanh toán khoản nợ trong thời gian tốt nhất
  • Nếu là nợ ngân hàng, tín dụng, thì hãy mượn người thân, bạn bè để trả dần. Nếu nợ người thân thì nên cầm cố tài sản để người đó yên tâm mà không đòi nợ mỗi ngày nữa.
  • Chia sẻ áp lực với người thân, người nhà, để không phải gánh chịu một mình. Điều này rất quan trọng.
  • Trả các khoản nợ nặng, lãi cao trước rồi đến các nợ nhẹ và có khả năng trả hơn. Ưu tiên trả những người xa lạ, tín dụng đen, ngân hàng. Vì người thân thường không tính lãi và không quá khắt khe với bạn.
  • Đặc biệt, thắt chặt chi tiêu, quản lý tài chính một cách đảm bảo để không phung phí dù 1 đồng nào. Tất cả dồn về mục tiêu trả hết nợ nần.

Cách kiếm tiền trả nợ

Làm gì thì làm, bạn phải có trách nhiệm với những khoản nợ của mình. Điều sai lầm là lẩn tránh, trốn nợ hoặc tự tử. Chúng chẳng giải quyết được gì, mà còn làm liên lụy đến người nhà của bạn.

Bạn nên áp dụng cách kiếm tiền trả nợ thật nghiêm túc. Có thể trong những gợi ý này bạn biết đâu là cách phù hợp với mình:

+ Làm thêm một công việc ngoài giờ: Bên cạnh mức lương ít ỏi hàng tháng, hãy tranh thủ ban đêm làm thêm một việc gì đó như chạy grab, giao hàng, dịch thuật,… Công việc nào cũng được miễn là nó hợp pháp và mang tiền về cho bạn.

+ Thử đầu tư một cái gì đó: Nhưng bạn phải đảm bảo nó không phải đầu tư liều lĩnh. Đặc biệt là cá cược hay lĩnh vực mà bạn không hiểu rõ, không có kiến thức. Nhiều người nghĩ rằng bất động sản hoặc chứng khoán có thể thu lợi nhuận cao, nhưng quên mất rằng họ cần sự hiểu biết chuyên sâu hoặc người dẫn dắt thật có tâm mới có thể kiếm tiền được.

+ Kinh doanh nhỏ hoặc hợp tác kinh doanh: Dùng số tiền vay mượn còn lại hoặc tài sản ít ỏi mà bạn có để kinh doanh một mặt hàng không cần nhiều vốn và ít rủi ro.

+ Xuất khẩu lao động: Trong một số điều kiện nào đó, bạn vẫn có thể được duyệt hồ sơ xuất khẩu lao động khi có nợ tín dụng. Nếu còn nợ người thân, bạn bè, hãy viết giấy cam kết và đảm bảo sẽ trả nợ định kỳ. Có lẽ những người đó cũng sẽ thông cảm và chấp nhận nếu bạn thành tâm.

Nợ ngập đầu có nên bùng nợ không?

Bùng nợ, hay trốn nợ, là một trong những suy nghĩ quá sai của rất nhiều con nợ. Bạn nghĩ có trốn được không? Trong khi nếu là nợ ngân hàng hay tổ chức tín dụng thì hồ sơ vay của bạn với một khoản tiền lớn đã được lưu trữ trong hệ thống quản lý nợ nhà nước CIC.

Còn nếu là nợ người thân, bạn bè, đối tác, khách hàng,… thì lại càng không thể bùng nợ. Vì bạn có đi đến đâu cũng không thoát được những cách đòi nợ trong thời đại hiện nay. Hơn nữa không chỉ bản thân bạn mà cả người nhà, vợ chồng con cái, cha mẹ,… cũng không tránh khỏi bị làm phiền, đe dọa.

Lối thoát nào cho nợ nần?

Những cách khắc phục vỡ nợ trên đây phần nào giúp bạn có được định hướng tích cực trong trong hoàn cảnh túng quẫn và bế tắc vì nợ vây quanh. Ngoài ra, để không lún sâu vào cảnh nợ nần, nhanh chóng thoát khỏi tình thế bó buộc, hãy áp dụng những điều sau:

Ưu tiên việc trả nợ

Hãy bỏ qua những chi tiêu không cần thiết và không quá quan trọng. Vì bây giờ mục tiêu của bạn là trả hết đống nợ khổng lồ của mình. Bạn phải đặt ra mục tiêu khi nào trả hết nợ của người này, khi nào thanh toán xong nợ cho công ty kia,…

Tâm lý lúc nào cũng ưu tiên trả nợ sẽ giúp bạn có động lực, quyết tâm nhiều hơn. Cố gắng gấp đôi, gấp ba, cùng với sự thỏa thuận và thông cảm từ chủ nợ, bạn sẽ nhanh chóng vực dậy sau vỡ nợ.

Không lún sâu vào vay mượn và đầu tư nguy hiểm

Túng quá làm liều là tâm lý chung của nhiều con nợ. Khi đang nợ nần chồng chất mà nghe ai giới thiệu dịch vụ vay vốn nhanh gọn là đăng ký ngay. Hoặc các lời mời đầu tư với lợi nhuận khủng sẽ khiến họ không còn bình tĩnh mà lao ngay vào với hi vọng kiếm tiền trả nợ.

Nhưng thực tế, bạn càng như vậy thì càng không thể thoát nợ. Các hình thức đầu tư kiếm lời cực khủng hoặc vay nóng xã hội đen đều cực kỳ nguy hiểm. Hãy tỉnh táo làm chủ câu chuyện, ý thức rằng mình cần đi con đường chắc chắn và an toàn. Thay vì vay nóng thì bạn có thể chấp nhận cầm cố một số tài sản có giá trị để xử lý số nợ đang gấp rút.

Đến lúc không biết xử lý như thế nào, hãy xem lại lời tư vấn để rõ nợ ngập đầu phải làm sao. Tuy nhiên đều quan trọng nhất vẫn là ngăn chặn tình trạng xấu nhất có thể xảy ra với bản thân bạn và gia đình. Hãy thắt chặt chi tiêu, làm chủ tài chính của mình trong giới hạn an toàn. Đặc biệt vay mượn có kế hoặc và thanh toán đúng hẹn để không lâm vào hoàn cảnh khó khăn.